Đau đầu chuyện đổi tên của phim truyền hình Trung Quốc

Có thể nhiều khán giả chưa biết, bộ phim mạng đang phát sóng “Bạch Phát” nguyên vốn tên “Bạch Phát Vương phi”, sửa tên ngay trước giờ G. Trước đó còn có “Cự tượng” do Dương Mịch, Hoắc Kiến Hoa thủ vai chính cũng đổi tên thành “Trúc mộng tình duyên” sát ngày phát sóng; năm ngoái có “Hoàng quyền – Dịch thiên hạ” do Trần Khôn, Nghê Ny gánh cương diễn viên chính đã đổi sang “Thiên Thịnh trường ca”. Theo thống kê chưa trọn vẹn, trong 3 năm vừa qua, có hơn 50 bộ phim truyền hình đã thay tên đổi họ, lý do là gì?

de-vuong-nghiep-chuong-tu-di

Poster khái niệm của Đế vương nghiệp

Continue Reading

Từ “Hoàng quyền” đến “Thiên Thịnh trường ca” và điểm danh những nguyên nhân chính khiến phim truyền hình Trung Quốc phải đổi tên

Một ngày đẹp trời vào tháng 5 năm 2018, Quảng điện tuyên bố hồ sơ drama toàn quốc trong tháng 4 hấp dẫn toàn thể bà con lối phố, mà theo thông báo này, đại IP cổ trang 《 Hoàng Quyền · Dịch Thiên Hạ 》 thay tên đổi họ thành 《 Thiên Thịnh Trường Ca 》, số tập cũng thay đổi từ 50 thành 70 tập.

Thiên Thịnh Trường Ca Continue Reading

Sự trở về của hàng ngũ diễn viên điện ảnh liệu có nâng cao chất lượng phim truyền hình Trung Quốc?

Bắt đầu từ trung tuần tháng 5, một loạt diễn viên điện ảnh sẽ đổ bộ màn ảnh nhỏ: Ngày 7/5, phim truyền hình đề tài kháng chiến “Lời thề” của ảnh đế Tần Hạo lên sóng đài Giang Tô; ngày 10/5, phim cổ trang “Thiên hạ Trường An” của Trương Hàm Dư lên sóng CCTV-1; ngày 14/5, phim điệp chiến “Thoát thân” của Trần Khôn và Vạn Thiến lên sóng đài Đông Phương và Bắc Kinh. Ngoài ra, vẫn còn nhiều bộ phim truyền hình đón chào sự trở về của làng điện ảnh: “Tào Tháo” Khương Văn; “Đại Minh Vương phi” Thang Duy; “Nghiệp đế vương” Chương Tử Di; “Hoàng quyền-Dịch thiên hạ” Trần Khôn, Nghê Ni; và đặc biệt nhất là TV series “Tong Wars” của Vương Gia Vệ làm cho người khổng lồ Amazon. Tại sao điện ảnh thần đàn lại quay trở về vòng tay phim truyền hình?

Continue Reading

[Review] House of Cards

House of Cards là một hiện tượng. Hiện tượng thực sự. Hiện tượng vì mấy lẽ. Thứ nhất, đã mười lăm năm kể từ West Wing, mới có một series thể loại chính trị thu hút chú ý của khán giả đến thế.  Thứ hai, bộ phim này mở đầu cho một trào lưu mới đang đe dọa thị phần của các con ngáo ộp truyền hình. Nếu như trước kia original series là độc quyền của những HBO (Game of Thrones), AMC (Breaking Bad) hay Showtime (Homeland), thì nay các dịch vụ video streaming bắt đầu lăm le chia phần chiếc bánh béo bở này. Thứ ba, HoClà original series đầu tiên của Netflix, và cũng là biểu tượng cho thành công của hãng khi đột phá vào lãnh địa tự-túc-nội-dung, truyền cảm hứng cho những đối thủ khác như Amazon Prime hay Hulu.

Continue Reading

[Review] Fargo

Năm 1996, khi mới ra đời, Fargo lập tức trở thành một instant classic. Nghĩa là toát ra mùi kinh điển từ xa một dặm. Thư viện Điện ảnh Quốc gia Mỹ quy định chỉ những bộ phim đã ra đời ít nhất mười năm – nghĩa là đã qua sự khảo nghiệm của thời gian – mới đủ tiêu chuẩn để xem xét lưu trữ, “vì giá trị tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, hoặc thẩm mỹ”. Fargo là một trong năm bộ phim hiếm hoi bước vào ngôi đền thiêng này ngay trong năm đầu tiên đủ tư cách xét duyệt.

Continue Reading

Định nghĩa về phim chính kịch

1. Sự ra đời của chính kịch

Chính kịch ra đời khá muộn, là loại hình thứ 3 ra đời sau bi kịch và hài kịch. Từ cổ đại Hy Lạp đến thời kỳ chủ nghĩa cổ điển, giữa hài kịch và bi kịch có ranh giới vô cùng nghiệm ngặt, không thể trộn lẫn. Bi kịch là dành cho giới quý tộc, hài kịch thuộc về tầng lớp bình dân. Chính kịch ra đời trên nền tảng có thể bao gồm cả 2 nguyên tố bi & hài, nhưng không bị những nguyên tắc của 2 thể loại này ràng buộc.

Continue Reading