TOP PHIM BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA ĐIỆN ẢNH HOA – HÀN KHIẾN BẠN KHÔNG THỂ KÌM ĐƯỢC NƯỚC MẮT

Trong những năm gần đây, vấn nạn bạo lực học đường dần dần bị đưa ra ngoài ánh sáng và trở thành nỗi đau nhức nhối chưa từng nguôi ngoai. Không nằm ngoài dòng chảy này, các nhà làm phim Hàn Quốc và Hoa ngữ đã phơi bày mặt trái của trường học lên màn ảnh rộng, tiêu biểu như những tác phẩm dâng trào cảm xúc dưới đây.

Sự im lặng (Silenced) 2011

Tác phẩm thắng giải Phim hay nhất tại KOFRA Film Award

Sự im lặng đưa chúng ta theo chân thầy giáo Kang In ho (Yoo Gong) đến một ngôi trường dành cho trẻ khiếm thính ở Mujin – Hàn Quốc. Rồi từ biểu hiện kỳ lạ của các học sinh cùng đội ngũ viên chức nơi đây, khán giả phát hiện ra một sự thật kinh hoàng và đáng phẫn nộ ẩn dưới lớp vỏ bọc thiện nguyện tốt đẹp. Continue Reading

Toàn cảnh tổn thương của ngành công nghiệp điện ảnh trước đại dịch Covid-19

Có lẽ không ngành công nghiệp nào đang bị thiệt hại nhanh chóng — hay rộng khắp — bởi sự lan truyền thần tốc Covid-19 bằng ngành giải trí.
Các nhà phân tích ước tính loại virus này đã làm hại phòng vé toàn cầu mất 5 tỉ đôla, chủ yếu do đóng cửa rạp chiếu ở Trung Quốc (thị trường phim lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ), mà còn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý và Pháp.
Lượng người đi xem phim chiếu rạp ở nhiều nước châu Á khác giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Các hãng phim Hollywood đang bị buộc phải hoãn phát hành các bộ phim bom tấn và thay đổi mạnh mẽ lịch trình sản xuất trên toàn thế giới.

Continue Reading

Lịch sử hình thành của giải Oscar

Oscar là lễ trao giải thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh, thông qua việc bình chọn kín của các thành viên Viện Hàn lâm để chọn ra những thành tựu đặc sắc nhất của các đạo diễn, diễn viên, biên kịch và nhiều lĩnh vực khác trong ngành điện ảnh. Với 92 lần tổ chức (tính đến thời điểm hiện tại) Oscar được xem là lễ trao giải lâu đời nhất thế giới trong ngành nghệ thuật.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, đêm, văn bản cho biết 'OSCARS'

Continue Reading

Hướng tuyên truyền và dự đoán doanh thu của các phim Hoa ngữ chiếu Tết 2020

0 giờ ngày 18 tháng 1 năm 2020, “Thám tử phố Tàu 3”, “Lạc lối tại Nga”, “Cứu viện khẩn cấp”, “Đoạt cúp” (tên gốc: “Đội tuyển Bóng chuyền nữ Quốc gia Trung Quốc”), “Khương Tử Nha”, tổng cộng 7 bộ phim đồng loạt bắt đầu bán vé trước. Mùa phim Tết chính thức bắn phát súng đầu tiên.

Có điều “phát súng đầu tiên” này hơi bị muộn, còn cách ngày chiếu mỗi 7 ngày. Các anh tài khí thế hừng hực tăng tốc về phía khán giả.

Không có mô tả ảnh.

Continue Reading

Website video vững vàng trước đòn phản kích tự vệ của thành viên VIP

“Ai ngờ đâu mua VIP rồi vẫn phải chạy đi xem lậu!”

Có lẽ website video cũng chẳng ngờ được yêu cầu các thành viên VIP trả thêm tiền để được xem phim theo mong muốn lại kích phát cuộc chiến bảo vệ quyền lợi của các thành viên VIP. Các trang mạng video tức thời trở thành cái bia cho mọi người sỉ vả, đến CCTV điện tử, Quang Minh điện tử cũng nhúng một tay, “Nhật báo Nhân dân” đăng “Tam liên vấn” ủng hộ dân mạng.

Continue Reading

Tencent và iQiyi bị kiện vì yêu cầu khán giả trả thêm phí để xem trước phim

Vụ việc muốn-xem-trước-thì-phải-trả-thêm-phí của bộ phim đang thu hút khán giả “Khánh Dư Niên” lại tiếp tục có thêm những tình tiết mới. Vào ngày hôm qua, 19/12/2019, chủ tài khoản weibo pháp luật đã được chứng thực “Logics” đăng thông tin rằng đã gửi đơn kiện Tencent, thỉnh Tòa án vô hiệu hóa điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng trong “Thỏa thuận Dịch vụ Thành viên VIP”, đồng thời yêu cầu đền bù tổn thất kinh tế 500 NDT. Trước đó, một chủ tài khoản weibo chuyên về pháp luật khác cũng khởi tố iQiyi với lý do tương tự.

Continue Reading

Oscar và những điều cần biết

Cứ mỗi dịp cuối năm đầu xuân, một bộ phận khán giả khán giả yêu điện ảnh Mỹ lại rộn ràng bàn tán xung quanh câu chuyện Oscar. Mùa giải năm nay như thế nào, có những ứng viên nào nổi bật, những dự đoán sớm, những phân tích bên lề các giải thưởng tiền Oscar cho đến lời kêu gọi cho một ai đó nhận đề cử của truyền thông. Mọi thứ trở nên quen thuộc một cách nhàm chán nhưng báo chí vẫn tốt không ít giấy mực với hàng loạt tin tức, phỏng vấn, bàn luận bởi vì, Oscar vẫn là một cuộc đua với vô vàn thú vị nếu chúng ta theo dõi những khúc cua định mệnh, những lần tăng ga kinh ngạc cho đến những tai nạn bất ngờ trong dự đoán để rồi một tay đua nào đó phải rời vòng chơi trong nuối tiếc.

Nhìn nhận hành động xây dựng hình tượng của các ngôi sao một cách lý trí

Nhìn qua các tài khoản mạng xã hội của ngôi sao hay những người nổi tiếng trên mạng đều thấy họ mang những sắc thái riêng. Nhưng chủ yếu tập trung vào ngoại hình, ca hát, nhảy múa, làm trò hài hước. Bài đăng nội dung đều nông cạn, chỉ cần phù hợp với “hình tượng đã xây dựng”. Việc xây dựng hình tượng để hút fan đã trở thành hiện tượng của thời đại Internet hiện nay.

Kết quả hình ảnh cho địch thiên lâmĐịch Thiên Lâm – Một trường hợp xây dựng hình tượng “học bá” thất bại

Continue Reading

So sánh ba nền tảng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc: iQiyi, Tencent, Youku

Thời đại truyền hình đã qua, mọi người dần dần quen với việc lựa chọn xem tin tức và chương trình trên mạng hơn. Về phía web online, hiện nay trên thị trường đã bị ba nền tảng lớn nhất Trung Quốc thâu tóm là Tencent (Đằng Tấn), Youku (Ưu Khốc) và Iqiyi (Ái Kỳ Nghệ). So sánh ba nền tảng lớn này, chỉ có thể nói là ngang tài ngang sức.

Xu thế video hiện nay mà các nhà đài đang theo đuổi là “lượng đại loại toàn”, tức là video phải có phạm vi, thể loại rộng, toàn diện, hơn nữa số lượng còn phải nhiều. Về cơ bản ba nền tảng lớn này đều là dùng hình thức “mua bên ngoài + tự chế tác” để theo đuổi mục tiêu “lượng đại loại toàn”.

Continue Reading

Đông Tà Tây Độc – 25 năm một giấc mộng quên…

Không đứng chung với chuỗi các bộ phim về con người và xã hội Hông Kông những năm 60 như “A Phi chính chuyện”, “Tâm Trạng Khi Yêu”, “Chunking Express” hay “2046”, nhưng “Đông Tà, Tây Độc” lại có vị trí riêng và sức sống bền bỉ bởi lớp lang những tầng nghĩa về cuộc đời, về thời gian và về ái tình. Mà ở đó, tất cả các nhân vật của ông đều mang những số phận hay những câu chuyện đặc trưng của nhân tình thế thái, cái si tình ngốc nghếch, cái giằng xé giữa yêu và hận, những niềm yêu đau đáu nơi đáy tim mà không thể tìm lại, không thể đến gần, đó là những tầng sâu yếu đuối và tối tăm nhất của con người mà ở thời nào, xã hội nào cũng không thể chối bỏ.

truong-man-ngoc-dong-ta-tay-doc

Continue Reading

Âm nhạc trong phim Vương Gia Vệ

Với một người ngưỡng mộ phong cách và những bộ phim của Vương Gia Vệ, tôi luôn công nhận không chỉ ở khoản chọn lựa diễn viên mà chọn lựa âm nhạc của lão Vương bao giờ cũng mang đến sự hài lòng. Cũng như hầu hết mood của các bộ phim, âm nhạc của Vương Gia Vệ u sầu chẳng kém những câu chuyện mà ông ấy dựng nên.

Thế giới của Vương Gia Vệ như một thế giới riêng, tách biệt hoàn toàn với thực tại; mà ở đó, âm nhạc của họ Vương cũng như một thứ ngôn ngữ gì đó rất khác biệt. Âm nhạc bỗng trở thành một lời thoại khác thay cho lời nói của nhân vật, sâu lắng, len lỏi và đầy xúc cảm.

Continue Reading

Chungking Express – Những mảng màu cô đơn

Xếp thứ 17 trong danh sách phim hay nhất mọi đại do tạp chí Time bình chọn, ‘Chungking Express’ (Trùng Khánh Sâm Lâm) là một trong những bộ phim quyến rũ và ám ảnh nhất về nỗi cô đơn.

Nhạc dồn dập theo nhịp tiết tấu nhanh, máy quay lia ngẫu hứng bằng những chuyển động chao đảo, hình ảnh nhòe mờ, rung giật, các chuyển động đứt nối, những gương mặt vô hồn lướt qua khuôn hình và lao vào những khu ngõ hẻm của thành phố không ngủ về đêm. Vương Gia Vệ đưa người xem nhập cuộc với một cơn thôi miên bằng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh như thế. Tưởng như ta vừa nhấp ngụm rượu đầu tiên trong một đêm không ngủ, hơi nồng và gắt vừa bất ngờ sộc lên mũi, cơn say vừa chớm, thì bộ phim bắt đầu…

Continue Reading

Days of Being Wild và những nỗi trầm cảm xa hoa

Mãi cho đến tận bây giờ, tôi vẫn luôn cho rằng, mỗi con người, đều luôn cần một ai đó để nũng nịu, và nuông chiều…

Days of being wild của Vương Gia Vệ là những thước phim thấm đẫm niềm tuyệt vọng ơ hờ về tuổi trẻ của Húc Tử, chàng trai vốn là một đứa trẻ bị mẹ bỏ lại khi vừa lọt lòng. Anh ta im lìm và bí ẩn như cái không gian kín như bưng của Hongkong năm đó. Gã trai lạc lối bất cần ấy mang một trái tim đầy thương tổn, một tâm hồn chết chóc không có lối thoát.

Continue Reading

Bảng đề cử giải Cây chổi vàng năm 2019

*Giải Cây chổi vàng (tiếng Trung: 金扫帚奖, tiếng Anh: Golden Broom Awards) là một giải thưởng điện ảnh được lập ra vào năm 2007 với mục đích trao cho những tác phẩm điện ảnh, các vai diễn và các hạng mục khác liên quan đến điện ảnh được coi là dở nhất trong năm của điện ảnh Trung Quốc.

Kết quả hình ảnh cho giải cây chổi vàng 2019

🌾 NHỮNG NỮ DIỄN VIÊN GÂY THẤT VỌNG NHẤT

  • Thư Kỳ – Pháo Đài Thượng Hải
  • Trương Dung Dung – Tố Nhân Đặc Công, Mối Tình Vui Nhộn Ở Trấn Hùng Nhân
  • Lý Thấm – Tru Tiên 1
  • Mạnh Mỹ Kỳ – Tru Tiên 1
  • Dương Tử – Nhân Chứng Thầm Lặng
  • Kim Xuân Hoa – Khiêu Vũ Nào! Đại Tượng
  • Lưu Đào – Quán Ăn Đêm Khuya
  • Khương Côi Cẩn – Sứ Giả Đồ Hành 2: Điệp Ảnh Hành Động
  • Cái Nguyệt Hy – Trở Lại Quá Khứ Để Ôm Em
  • Diêu Tinh Đồng – Long Bài Chi Mê
  • Lưu Tâm Du – Cửu Long Bất Bại
  • Ân Nhược Hi – Truyền Thuyết Trư Bát Giới
  • Mục Đình Đình – Cả Đời Chỉ Vì Chuyện Tới

Continue Reading

Fan Tiêu Chiến gánh doanh thu “Tru Tiên I”? Hay công thức IP lớn + lưu lượng có thật sự hiệu quả?

Trước khi Tru Tiên 1 công chiếu, nhiều người dự đoán doanh thu của bộ phim không quá 200 triệu NDT. Tuy nhiên, dàn diễn viên góp mặt hai đại lưu lượng là Tiêu Chiến và Mạnh Mỹ Kỳ, fandom của hai người không chỉ tạo độ hot cho bộ phim trên mạng mà còn đặt vé bao rạp ở nhiều tỉnh thành. Fan Mạnh Mỹ Kỳ bao rạp tại 52 thành phố, fan Tiêu Chiến tại 44 thành phố. Doanh số 140 triệu ngày đầu là công sức tiền thật bạc thật của fan hâm mộ.

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, ảnh tự sướng và cận cảnh

Continue Reading

Phát hành phim điện ảnh: Câu chuyện không đơn giản

1. Từ trường hợp của “Ước mơ nho nhỏ”

Ước mơ nho nhỏ là một bộ phim điện ảnh với rất nhiều chuyện để nói, nào đổi tên, nào dời ngày chiếu, chỉ mấy hôm trước ngày khởi chiếu chính thức 12/9, diễn viên chính của bộ phim Bành Dục Sướng tuyên bố hủy hợp đồng với Hằng Nghiệp, tự chi trả các chi phí tuyên truyền.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mũ và ngoài trời

Continue Reading

Giải mã thành công của “Na Tra: Ma đồng giáng thế”

Ra rạp chưa đến sáu ngày, doanh thu gần 1.2 tỷ NDT, Douban 8,7 điểm với hơn 378,000 lượt đánh giá, “Na Tra: Ma đồng giáng thế” chính là phim điện ảnh quốc nội hot nhất hè năm nay. Bộ phim này vốn gây “tiếng vang” trước ngày chiếu vì hình tượng tân tiểu Na Tra khác quá xa với Na Tra truyền thống! Vẻ ngoài xấu, tính cách quái dị thực sự khiêu chiến với thẩm mỹ truyền thống của khán giả. Thế nhưng, hình tượng nhân vật đột phá kết hợp với tiêu chuẩn chế tác hàng đầu và nội dung không chê vào đâu được, bộ phim đã được giới trẻ nhiệt liệt đón nhận, trở thành bộ phim hoạt hình quốc dân thứ hai sau “Đại thánh trở về”.

na-tra-ma-dong-giang-the-1

Continue Reading

Bia miệng trong giới giải trí là gì?

Bia miệng (khẩu bi) dùng để nói về sự khen chê của người đời. Người có bia miệng tốt là những người được lòng công chúng, khi nhắc đến thường gợi ấn tượng tích cực. Người có bia miệng xấu là những người khi nhắc đến thường liên tưởng đến những tin tức tiêu cực, ấn tượng xấu trong công chúng.

Continue Reading

“Khôn – Luân đại chiến” – Ai mới là người chiến thắng cuối cùng?

11 giờ đêm ngày 21 tháng 7 năm 2019, sau một phen sống mái thư hùng kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ trên bảng xếp hạng super topic Weibo, Châu Kiệt Luân đã giành ngôi vương với hơn một trăm triệu điểm, Thái Từ Khôn đứng thứ hai với 57,075 triệu điểm. Hơn mấy chục triệu điểm, cách biệt quá rõ ràng, kẻ thắng người thua không cần bàn cãi. “Đại chiến super topic Weibo” kéo dài năm ngày chính thức hạ màn với tuyên bố rút lui khỏi các cuộc chiến thứ hạng trên Weibo của fanclub Thái Từ Khôn. Người người nhà nhà mải mê thảo luận về “thắng lợi”, về “fan xế chiều” như dư âm của cuộc chiến này mà quên hẳn mất bản chất của sự việc: cuộc chiến số liệu lưu lượng trên mạng.

Mười điều bạn có thể chưa biết về lịch sử điện ảnh Trung Quốc

dai-nghiep-kien-quoc

1. Không còn bộ phim Trung Quốc nào được sản xuất trước năm 1922 còn tồn tại.

Có thể nói nền điện ảnh Trung Quốc hình thành từ phim ngắn “Phong thái chiếu tương quán” (The Battle of Dingjunshan), được quay tại Bắc Kinh vào năm 1905. Tuy nhiên, những thành phẩm trong 17 năm tiếp theo của điện ảnh Trung Quốc đều biến mất không dấu tích. Do những bộ phim này được thu trên nitrate – một loại vật liệu rất dễ cháy và dễ hư tổn, những bộ phim hành động và hài đầu tiên của Trung Quốc đã không thể tồn tại đến ngày nay.

Continue Reading