[Phân tích] Đôi dòng về Ngọa Hổ Tàng Long

Tuyến truyện của Ngọa hổ tàng long có thể chia làm hai vòng, Tú Liên – Mộng Bạch, đan cài với Long – Hổ, tựa như hai vòng sóng lan từ trung tâm giang hồ ra phía mép ngoài con sông. Vòng trước nhỏ hơn vòng sau, vòng sau nhạt hơn vòng trước. Bên ngoài người xem không kiềm nổi xao động trong lòng.

Continue Reading

Chương Tử Di khóc vì được Lý An ôm khi quay Ngọa hổ tàng long

“Sáu tháng ở Trung Quốc quay Ngọa hổ tàng long, tôi mỗi ngày ở studio chờ rất lâu, đại loại là chờ hơn 10 phút để được đạo diễn ôm. Anh ấy mỗi ngày đều ôm Châu Nhuận Phát, ôm các diễn viên khác, nhưng chưa từng ôm qua tôi. Còn có lời đồn đãi, nói Lý An đối với tôi không hài lòng, tôi rất đau lòng. Tôi liền cùng với trợ lý của anh ấy nói, có thể sắp xếp cho tôi ngồi cùng xe đi đến studio với anh ấy không.

Đôi nét về dòng điện ảnh nghệ thuật của Đài Loan

Điện ảnh Đài Loan là một trong ba nền điện ảnh nói tiếng Hoa lớn nhất ngoài điện ảnh Trung Quốc đại lục và điện ảnh Hồng Kông. Tuy nhiên, khán giả châu Á nói chung và khán giả Việt Nam nói riêng vẫn bị ấn tượng bởi những bộ phim diễm tình xưa kia hay hàng loạt những tác phẩm truyền hình thần tượng của vùng lãnh thổ này mả quên rằng Đài Loan có một nền điện ảnh tồn tại độc lập với ngành thương mại giải trí phục vụ số đông khán giả trẻ, một nền điện ảnh của những cách tân táo bạo biến nơi đây dần trở thành một trong những khu vực sôi động nhất thế giới của dòng điện ảnh tác giả. Continue Reading

Đôi nét về lịch sử phim gợi cảm của điện ảnh Hoa ngữ

Năm 1953, Trương Ái Linh bắt đầu đặt bút viết nên những trang đầu tiên của tiểu thuyết “Sắc giới”. Tác phẩm này sau khi thành hình là một bộ tiểu thuyết gồm hơn 13000 chữ nhưng đã lấy đi hết hơn 25 năm trời của Trương Ái Linh. Khi tiểu thuyết “Sắc giới” ra mắt công chúng, nó không được nhiều người đón nhận và chú ý đến như những tiểu thuyết khác của Trương Ái Linh. Sau nửa thế kỷ im lìm lặng lẽ, vào năm 2007 “Sắc giới” đã thoát khỏi sự vô danh của mình, được cả thế giới biết đến. Chính bộ phim điện ảnh “Sắc giới” của đạo diễn Lý An đã mang đến ma lực kinh người này.

Continue Reading

[Review] Life of Pi: Kỳ ảo & hiện thực

Năm 2002, khi “Life of Pi” đoạt giải Booker, câu chuyện hiện thực kỳ ảo này lập tức được giới điện ảnh dán cho cái nhãn “không thể dựng thành phim”. Thế nên, 10 năm sau, khi Lý An tiếp nhận thách thức này, cả thế giới đều háo hức chờ ngày “Life of Pi” công chiếu. Tất cả chờ đợi ba điều: Ông sẽ giải quyết câu đố hóc búa của một kịch bản có hai phần ba thời gian diễn ra trên chiếc xuồng cứu sinh dài tám mét kiểu gì? Ông sẽ giải đáp câu hỏi về Chúa Trời xuyên suốt tác phẩm ra sao? Và ông sẽ mang chất thơ mỹ cảm mà tàn nhẫn từng giúp ông thành danh với “Ngọa hổ tàng long” và “Brokeback Mountain” vào bộ phim này thế nào?

Continue Reading

[Review] Ngọa Hổ Tàng Long – Tuyệt phẩm về kiếm hiệp diễm tình

Tôi muốn giới thiệu lại với các bạn bộ phim Ngoạ Hổ Tàng Long của Lý An, bộ phim đã dành được giải thưởng Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc nhất, nhờ bộ phim này, mà Chương Tử Di trở thành một trong những nữ diễn viên hàng đầu của Trung Quốc lúc bấy giờ. Ngoạ Hổ Tàng Long mang tinh thần của những bộ phim võ hiệp phương Đông, mà ở đó đằng sau những màn đánh nhau, không phải là thiện và ác, chính ta, không phải để chiến thắng và dành chiến thắng, mà là tâm hồn của những cao thủ võ lâm, những kẻ chất chứa trong lòng tình cảm nhưng không thể để lộ ra ngoài vì cái kiêu ngạo của những tâm hồn tự do, mong tự do trong thời kì thị dân nửa phong kiến ở Trung Quốc.

Continue Reading