[Phân tích] Đôi dòng về Ngọa Hổ Tàng Long

Tuyến truyện của Ngọa hổ tàng long có thể chia làm hai vòng, Tú Liên – Mộng Bạch, đan cài với Long – Hổ, tựa như hai vòng sóng lan từ trung tâm giang hồ ra phía mép ngoài con sông. Vòng trước nhỏ hơn vòng sau, vòng sau nhạt hơn vòng trước. Bên ngoài người xem không kiềm nổi xao động trong lòng.

Continue Reading

Rốt cuộc “Thiện thắng ác” của Khương Văn nói về điều gì?

Trước đây thì tôi cũng không thiên vị Khương Văn, thường chỉ xem qua phim ảnh. Nhưng “Thiện thắng ác” (thực ra muốn gọi là “Hiệp ẩn” hơn) có thể coi là “Khương Văn số một”, không cần nhắc đến mức độ hoàn thành và trải nghiệm cảm giác.

Dưới đây là ấn tượng của tôi về cảm xúc và nhân vật. Luôn cảm thấy bộ phim này như muốn kể về các “chấp mê” trong cuộc sống – một loại tin tưởng mà con người ta dựa vào đó để sống, dù gian khổ đến đâu cũng không buông tay. Cùng với sự khó khăn trong việc cân bằng giữa cái tôi bên trong và thế giới bên ngoài.

Continue Reading

Chia sẻ về quá trình làm phim Nhất đại tông sư của Vương Gia Vệ

“Nhất đại tông sư” là bộ phim được Vương Gia Vệ chuẩn bị rất nhiều năm: “Tôi đã mất 2 năm để nghiên cứu, đọc rất nhiều sách, tạp chí, tư liệu và xem ảnh. Phim không chỉ kể về một con người mà còn mô tả một sức mạnh, một thời kỳ, kỷ nguyên vàng của lịch sử võ thuật hiện đại. Nhưng tôi nhận ra rằng, bạn sẽ không hể hiểu được thấu đáo nếu không gặp các võ sư. Sau khi hoàn thành phim My Blueberry Nights, tôi đã rong ruổi khắp các thành phố suốt 3 năm, bắt đầu từ Bắc Kinh, để phỏng vấn hàng trăm bậc thầy võ thuật.”

[Review] Tân Long Môn khách sạn – Túy lý khiêu đăng khán kiếm

Trong thế giới kiếm hiệp, có hai quan ải đã đi vào huyền thoại. Thứ nhất là Nhạn Môn, nơi khởi đầu và kết thúc một đời hào kiệt của Kiều Phong. Thứ hai là Long Môn, nguồn cảm hứng dồi dào của điện ảnh võ hiệp nửa thế kỷ qua.

Nếu “Long Môn khách sạn” 1967 đặc sắc vì tính nguyên bản (original), “Long Môn phi giáp” 2011 hấp dẫn vì sự đột phá trong kỹ xảo, thì “Tân Long Môn khách sạn” 1992 lại mê người vì hội tụ những gì tinh túy nhất của phim võ hiệp Hong Kong thập niên 80 và 90.

Continue Reading

Khúc giai nhân ca dành tặng Lâm Thanh Hà

”Bạch phát thu minh nguyệt
Thanh phong tán hiểu hà.”
Ngồi buồn buồn, duyệt lại trong mơ hồ những thước phim của của nàng mà tôi từng biết.
Tôi có hai tri âm trong làng điện ảnh Hong Kong. Vương Gia Vệ là tri âm về ký ức. Cũng như tôi, ông trân trọng, nâng niu, đắm đuối và ám ảnh với từng phút giây hoài niệm. Còn Từ Khắc là tri âm về nhan sắc. Ông có một cái nhìn rất riêng về nhan sắc giai nhân, cái nhìn mà tôi chia sẻ tận cùng, đặc biệt là về người con gái được mệnh danh là “tâm trung chi hậu” của Từ Khắc.lâm thanh hà tiếu ngạo giang hồ chi đông phương bất bại 3

[Review] Thập diện mai phục – Giai nhân nan tái đắc

Tôi rate cho Thập diện mai phục điểm 7/10. Đây là một bộ phim không mạnh về kết cấu và cũng không toàn bích. Kẻ nhặt ra sạn thì nhiều, mà nguời tìm thấy ngọc thì ít. Cũng có vài người khen nhạc phim hay, nhưng thực sự để ý đến nó thì có lẽ không bao nhiêu. Chiều ý một người, tôi quyết định viết vài dòng lạn mạn…

[Review] Anh hùng – Cẩm tú Trung Hoa

Bàn về Anh hùng, dễ đấy mà khó đấy.
Dễ ở chỗ luận anh hùng là một chủ đề rất được yêu thích từ trước tới nay. Dễ ở chỗ anh hùng thật ra là cảnh giới mà biết bao con người bình thường muốn đạt tới, nhưng nhiều khi chính cảnh giới đó lại trú ngụ trong sự bình thường nhất của mỗi một con người. Vì thế cho nên ai cũng muốn bàn, ai cũng có thể bàn.
Khó ở chỗ Trương đã cố gắng (và phần nào đã thành công) trong việc thổi vào Anh hùng cái linh hồn của Trung Hoa xưa cũ, điều mà Từ Khắc đã từng làm và đã từng thành công trên một bình diện khác và bằng những phương pháp khác với Once upon a time in China – Trung Hoa một thuở.

[Review] Ngọa Hổ Tàng Long – Tuyệt phẩm về kiếm hiệp diễm tình

Tôi muốn giới thiệu lại với các bạn bộ phim Ngoạ Hổ Tàng Long của Lý An, bộ phim đã dành được giải thưởng Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc nhất, nhờ bộ phim này, mà Chương Tử Di trở thành một trong những nữ diễn viên hàng đầu của Trung Quốc lúc bấy giờ. Ngoạ Hổ Tàng Long mang tinh thần của những bộ phim võ hiệp phương Đông, mà ở đó đằng sau những màn đánh nhau, không phải là thiện và ác, chính ta, không phải để chiến thắng và dành chiến thắng, mà là tâm hồn của những cao thủ võ lâm, những kẻ chất chứa trong lòng tình cảm nhưng không thể để lộ ra ngoài vì cái kiêu ngạo của những tâm hồn tự do, mong tự do trong thời kì thị dân nửa phong kiến ở Trung Quốc.

Continue Reading