1986 – 1996: Thời gian đẹp nhất của điện ảnh Hồng Kông (P.2)

Năm 1992

1. Năm 1992, Từ Khắc thể hiện mạnh mẽ khả năng biên kịch và đạo diễn thiên tài của mình. Ông làm lại bản Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lâm Thanh Hà tạo hình cải nam trang phong lưu đường hoàng, vai diễn Đông Phương Bất Bại đi sâu vào lòng người.

tiếu ngạo giang hồ chi đông phương bất bại lâm thanh hàLý Liên Kiệt năm 1992 cũng tương đối may mắn, Tiếu Ngạo Giang Hồ 2: Đông Phương Bất Bại đóng cùng Lâm Thanh Hà, Quan Chi Lâm; Hoàng Phi Hồng 2: Nam Nhi Tự Cường đóng cặp với Quan Chi Lâm, Mạc Thiếu Thông đều phòng vé chót vót. Long Môn Khách Sạn do Từ Khắc đạo diễn đã phô trọn phong tư diễm tình của Trương Mạn Ngọc. Lương Gia Huy trong phim chúc rượu đối thủ rằng: “Cạn ly cho những năm tháng không tên không tuổi này”. Thế nhưng, điện ảnh võ hiệp trong năm này, giống như thần thoại!

*Video có liên quan: Giang Hồ – Từ Khắc quần hiệp truyện

2. Năm 1992, Từ Khắc giành được Đạo diễn XS nhất tại Kim Tượng. Âm nhạc của Hoàng Chiếm công sức hiển nhiên không thể không kể đến.

3. Năm 1992, còn được gọi là năm của Châu Trinh Trì. Các bộ phim của Tinh gia như Thẩm Tử Quan, Gia Hữu Hỷ Sự, Lộc Đỉnh Ký, Võ Trạng Nguyên Tô Khuất Nhi, Lộc Đỉnh Ký 2: Thần Long Giáo lần lượt đứng thứ 1, thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5 trên bảng xếp hạng 10 phim ăn khách nhất năm. Lịch sử điện ảnh HK lần đầu ghi dấu kỉ lục huy hoàng như vậy.

4. Năm 1992, Thành Long giành được ảnh đế Kim Mã với bộ phim Câu Chuyện Cảnh Sát 3.

5. Năm 1992, Lương Gia Huy đóng bộ phim Người Tình, vào vai Đỗ Lạp Phong – người đàn ông Trung Quốc dùng toàn bộ thân tâm cho tình yêu. Anh để mái tóc ngắn vuốt gọn, bàn tay khi hút thuốc luôn khum lại lịch lãm. Người tình nước Pháp của anh còn rất nhỏ, nhưng bất chấp tất cả để yêu anh. Lần đầu tiên hai người làm tình, anh khóc trước mặt cô như một đứa trẻ.

6. Năm 1992, Lưu Trấn Vỹ biên kịch bộ phim “92 Bông Hồng Đen” giành giải tại Kim Tượng. Điều làm nên tên tuổi của ông là 3 năm sau, với kịch bản của Đại Thoại Tây Du. Có điều, năm đó Lưu Trấn Vỹ không phải tên là Lưu Trấn Vỹ, tên là Kỹ An. Giống như trong Đại Thoại Tây Du, Tôn Ngộ Không không gọi là Tôn Ngộ Không, mà là Chí Tôn Bảo. Yêu điện ảnh cần có lí do sao? Yêu điện ảnh không cần có lí do sao? (*nhại lời thoại phim)


Năm 1993

1. Năm 1993, Châu Tinh Trì vẫn ngồi trên bảo tọa quán quân phòng vé. Câu chuyện của Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương từ nay được người đời ghi nhớ. Tuy nhiên, movie Trường Học Uy Long 3: Long Quá Kê Niên đã tụt xuống no7 phòng vé.

2. Năm 1993, bộ phim Hoa Điền Hỉ Sự do Trương Quốc Vinh, Ngô Quân Như, Hứa Quán Kiệt đóng phòng vé no 2. 

Bộ phim Tân Bất Liễu Tình của Lưu Thanh Vân, Viên Vịnh Nghi, Lưu Gia Linh phòng vé no3. Sang năm sau, bộ này sẽ gây tiếng vang tại Kim Tượng.

3. Năm 1993, phim võ hiệp Hồng Công vẫn thắng thế trên màn bạc.
Lý Liên Kiệt ngoài đóng chính trong series Hoàng Phi Hồng, còn xuất hiện trong Thái Cực Trương Tam Phong, Phương Thế Ngọc, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Phương Thế Ngọc phần tiếp theo…, phòng vé đều rất tốt.

Chân Tử Đan cũng nhờ bộ phim Thiếu Niên Hoàng Phi Hồng chi Thiết Mã Lưu phô diễn nắm đấm.

Thêm những bộ phim của Thành Long: Thợ săn thành phố, Vụ trọng án…, điện ảnh Hồng Công năm này hỏa khí rất lớn (*nhiều điều hot). Các sao nam mạnh mẽ thể hiện, không khí mười phần náo nhiệt, dương khí bừng bừng.

Lương Triều Vỹ cũng bộc lộ thiên phú diễn hài của mình, vai diễn Âu Dương Phong trong Đông Thành Tây Tựu với đôi môi xúc xích khiến quần chúng cười đến quặn ruột. Cảm ơn đạo diễn Lưu Trấn Vỹ, đem đến bộ phim tác phong thoải mái, lướt gió tung mây không câu nệ, đã từng có những tràng cười không câu nệ như thế.

4. Năm 1993, Vương Tổ Hiền, Trương Mạn Ngọc đóng chính movie Thanh Xà do Từ Khắc đạo diễn, Lâm Thanh Hà vẫn là Đông Phương Bất Bại.

5. Năm 1993, Kim Mã là thiên hạ của Lý An. Bộ phim Hỷ Yến với chủ để đồng tính do ông đạo diễn thu thập 6 giải thưởng lớn nhất của LHP. Từ Biên, Đạo, Diễn đều xuất sắc, nhưng phòng vé chỉ đứng thứ 22 tại HK. Hỷ Yến cũng là tác phẩm giành được Gấu Vàng tại LHP Berlin, danh tiếng của Lý An vang vọng trên ảnh đàn quốc tế. 13 năm sau, bộ phim Brokeback Mountain cũng về đề tài đồng tính của ông, lần nữa gây được tiếng vang trên ảnh đàn thế giới.

6. Năm 1993, tại Kim Tượng, đạo diễn Quan Cẩm Bằng đại thắng với movie Nguyễn Linh Ngọc. Bộ phim giành được 5 giải thưởng lớn của Kim Tượng. Từ năm 1991, movie đã gây được không ít tiếng vang, sang đến 1993, nếu không có movie Cageman của Trương Chi Lượng, chỉ e tiếp tục phong quang vạn trượng.

7. Năm 1993, có một bộ phim làm chấn động làng điện ảnh thế giới, tạo nên vô số giai thoại không thể thay thế của điện ảnh Hoa Ngữ. Đó chính là kiệt tác Bá Vương Biệt Cơ của đạo diễn Trần Khải Ca, chuyển thể từ nguyên tác của Lý Bích Hoa, do Trương Quốc Vinh, Trương Phong Nghị, Củng Lợi đóng chính. Phim đạt giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes, đến nay vẫn là phim Hoa ngữ duy nhất từng đạt được giải thưởng cao quý này.

bá vương biệt cơ trương quốc vinh


Năm 1994

1. Năm 1994, đạo diễn Nhĩ Đông Thăng với movie “Tân Bất Liễu Tình” lấy về 6 giải thưởng lớn tại Kim Tượng, bao gồm: Phim hay nhất, Đạo diễn XS nhất, Ảnh hậu, Biên kịch XS nhất, Nam phụ XS nhất, Nữ phụ XS nhất.

Nói về Nhĩ Đông Thăng, anh từng có đoạn tình cảm đẹp như phm văn nghệ với Trương Mạn Ngọc. Sau này đạo diễn thêm nhiều bộ phim “Lời thật lòng”, “Sắc tình nam nữ”, “Không quên được”… Thời kì đầu, Nhĩ Đông Thăng từng đóng phim võ hiệp với Triệu Nhã Chi, Bác Thanh Nhạc Hoa… Ai còn nhớ vai diễn của anh trong “Anh hùng vô lệ” năm 1979? Trong phim, Nhĩ Đông Thăng vào vai kẻ ác nhân thông minh nhất thiên hạ Trác Đông Lai, ngoại hình anh tuấn đường hoàng, công tử phong lưu, câu cửa miệng: “Giết người phải biết chọn thời cơ, bỏ lỡ thời gian, vật đổi sao dời, mọi thứ đều không còn như trước nữa”. Năm 1987, Miêu Kiều Vỹ quay “Anh hùng xạ điêu” truyện, trước đó 4 năm Nhĩ Đông Thăng cũng từng nhận dạng vai tương tự. Năm đó, Miêu Kiều Vỹ trở thành 1 trong ngũ hổ tướng của TVB còn Nhĩ Đông Thăng đầu tư sang máy quay, hẹn 1987 trùng xuất giang hồ. Từ đó đến nay, tác phẩm không ngừng, hơn nữa có thể coi là chuyển đổi thành công từ diễn viên sang đạo diễn và biên kịch.

2. Năm 1994, ảnh đế Kim Tượng thuộc về Huỳnh Thu Sinh, chú đóng vai boss phản diện trong “Quán cơm bát tiên”, đáng tiếc vị lão làng này sau khi đạt ảnh đế lại đóng rất nhiều phim rác.

3. Năm 1994, Kim Mã ảnh đế về tay Lương Triều Vỹ trong Chungking Express. Vương Phi trong bộ phim này thể hiện tài năng diễn xuất, trong cabin lẩm nhẩm bài hát Califonia Dreaming, ánh mắt vô tội, dáng bộ tự tìm niềm vui, một cô gái vô cùng đáng yêu.

trùng khánh sâm lâm vương gia vệ

4. Năm 1994, Trần Xung đạt Kim Mã ảnh hậu nhờ bộ phim “Hoa hồng đỏ hoa hồng trắng” của đạo diễn Quan Cẩm Bằng.

5. Năm 1994, Kim Mã lại trở lại với nhân sĩ Đài Loan. Movie “Ái Tình Vạn Tuế” của đạo diễn Thái Minh Lượng thắng giải Đạo diễn XS nhất và Phim hay nhất. Tuy nhiên, nữ chính của bộ phim Dương Quý My phải tới 13 năm sau mới giành được ảnh hậu.

Trước Dương Quý My, 13 năm liền Kim Mã không có ảnh hậu của chính mình, tất cả đều là Hồng Công độc chiếm ảnh hậu.

6. Năm 1994, “Thần bài 2” của Châu Nhuận Phát, Lương Gia Huy, Ngô Thanh Liên no.1 phòng vé.

Huỳnh Nhật Hoa trầm lặng nhiều năm, cuối cùng có thể cùng Thành Long, Mai Diễm Phương đứng vị trí thứ 2 phòng vé. Chàng Tĩnh ca ca phiên bản 1983 sau nhiều phong ba mưa gió cuối cùng cũng có thể rạng rỡ 1 phen.

Lý Liên Kiệt với “Hồng hy quan”, “Cận vệ nam trung hải”, “Tinh võ anh hùng” khiến người xem hưởng thụ đầy đủ phúc khí của phim võ thuật.

7. Năm 1994, Đông Tà Tây Độc đem về giải thưởng Quay phim XS nhất tại Kim Mã cho Christopher Doyle. Thiên tài quay phim của Doyle cho tới rất nhiều năm sau vẫn khiến người hâm mộ điện ảnh phải cảm thán.

Trong Đông Tà Tây Độc, lợi thoại Vương Gia Vệ đưa cho Trương Quốc Vinh vai Tây độc Âu Dương Phong, khiến người xem nhớ mãi: “Lúc ngươi càng muốn bản thân quên hay không quên, ngươi càng nhớ rõ. Ta từng nghe có người nói, khi ngươi không còn có được nó, việc duy nhất có thể làm là để bản thân đừng quên đi.”

Bộ phim mời đến toàn bộ những minh tinh hàng đầu lúc bấy giờ, khám phá và lý giải của Vương Gia Vệ đối với tình yêu khiến người ta cảm khái vô vàn…

8. Năm 1994, Châu Tinh Trì lần đầu dùng đến La Gia Anh, hai bên đều tán thưởng lẫn nhau. Tinh gia cũng bắt đầu chuyển hướng sang phát triển đạo diễn và biên kịch.


Năm 1995

1. Năm 1995, Đại náo phố Bronx và Phích Lịch Hỏa của Thành Long nắm giữ vị trí no 1 và no 2 phòng vé, phim hành động hài của Thành Long dần được người HK coi trọng.

2. Năm 1995, Bách Biến Tinh Quân của Châu Tinh Trì phòng vé no 3.

3. Năm 1995, Châu Tinh Trì chuyển hình thành công lần nữa nhờ 2 bộ phim “Đại thoại tây du 1 – Việt Quang Bảo Hộp” và Đại thoại tây du 2: Tiên Bảo Kỳ Duyên”. Hai bộ phim cũng lọt vào top 10 phim ăn khách nhất năm. Phương thức hài vô li đầu, chủ nghĩa lãng mạn, sức tưởng tượng vượt bậc được hình thành rõ nét. Các bạn hẳn còn nhớ lời thoại “Đã từng có một mối tình ở ngay trước mắt tôi. Nhưng tôi không coi trọng, đến lúc mất đi mới thấy hối hận. Thế gian không còn gì buồn hơn chuyện này. Nếu ông trời cho tôi một cơ hội làm lại, tôi sẽ nói với người con gái ấy 3 chữ: Anh yêu em. Nếu như phải đặt cho mối tình đó một thời hạn, tôi hi vọng đó là một vạn năm”.

Biên kịch của bộ phim là Lưu Trấn Vỹ. Ông cùng với Từ Khắc, Vương Gia Vệ tài hoa tung hoành một thời. 

đại thoại tây du chu ân

4. Năm 1995, bộ phim Nữ Nhân Tứ Thập của đạo diễn Hứa An Hoa thu hoạch 4 giải thưởng lớn tại Kim Mã.

Throwback: ảnh hậu Tiêu Phương Phương sinh năm 1947, cô đóng phim từ năm 7 tuổi.

Đến năm 1995 đã vào nghề được 41 năm. Tiêu Phương Phương là ảnh hậu có số lượng tác phẩm nhiều nhất, bản thân cô là người rất có nghị lực. Nhiều năm trước mắc bệnh về tai, tai trái mất đi hoàn toàn thính lực, mỗi lần bệnh tình tái phát tai phải vô cùng đau nhức, nhưng vẫn kiên trì điều trị và hoạt động nghệ thuật, được công nhận là diễn viên đa tài. Vai diễn trong Nữ Nhân Tứ Thập cũng đem về cho Tiêu Phương Phương một giải Gấu bạc của Liên hoan phim Berlin. Cùng với Trương Mạn Ngọc, cô là nữ diễn viên được vinh danh “Ảnh Hậu” nhiều nhất tại giải thưởng Kim Tượng.

5. Năm 1995, trong buổi lễ trao giải Kim Tượng. Đông Tà Tây Độc và Trùng Khánh Sâm Lâm của Vương Gia Vệ chiếm trọn hào quang, hai bộ phim tổng cộng được 9 đề cử, trong đó Chungking Express giành được 4 giải và Đông Tà Tây Độc lấy về 3 giải. Vị trí “master” của Vương Gia Vệ được thiết lập trong năm này. Tài hoa của đạo diễn được người đời hâm mộ, tạo nên thể loại riêng biệt cho điện ảnh HK.

6. Năm 1995, tài năng mỹ thuật và thiết kế của Trương Thúc Bình được khẳng định, một mình ôm về 3 cúp Kim Tượng.


Năm 1996

1. Năm 1996, bộ phim Nữ Nhân Tứ Thập của đạo diễn Hứa An Hoa thắng 6 giải thưởng lớn tại Kim Tượng: Phim hay nhất, biên kịch XS nhất, đạo diễn XS nhất, ảnh đế, ảnh hậu, nam phụ XS nhất. Đạo diễn HK tiếp theo sau Phương Dục Bình, Vương Gia Vệ, Ngô Vũ Sâm, Từ Khắc, Quan Cẩm Bằng, Nhĩ Đông Thăng, Trương Uyển Đình, Trương Chi Lượng, Nghiêm Hạo… được vinh danh.

Trong Nữ nhân tứ thập có 2 đoạn Việt kịch vô cùng đặc sắc, từ điển hí kịch Quảng Đông thật sự tinh xảo, đạo diễn cũng rất dụng tâm khắc họa.

2. Năm 1996, Tiêu Phương Phương tham gia bộ phim cải biên từ vở kịch sân khấu của Đỗ Quốc Uy – Hổ độ môn, nhất thời tiếp tục trở thành cái tên nóng hổi cho vị trí ảnh hậu Kim Tượng đương thời. Điện ảnh HK năm đó vẫn giữ được sự thuần khiết tinh tế, cảm động từng li từng tí, một cái phất tay, một cái ngoái đầu, đều ghi dấu ấn sâu đậm.

3. Năm 1996, Lưu Đức Hoa, Trương Quốc Vinh, Trịnh Y Kiện, Lý Liên Kiệt đều rất có địa vị trên phòng vé Hồng Công.

4. Sang đến năm 1997, movie Nam Hải Thập Tam Lang vẫn giành được toàn thắng tại Kim Mã, đạo diễn Cao Chí Lâm và Đỗ Quốc Uy vẫn tiếp tục sử dụng lượng lớn hí kịch Quảng Đông, dứt khoát tìm đến kẻ say mê kịch nói HK – Tạ Quân Hào, từ đầu đến cuối đầy khí khái văn nghệ, thể hiện triệt để chất hoài niệm và nho nhã, cũng kết hợp triệt để ý vị tình cảm và hơi thở cuộc sống. Những người ở thời kỳ ấy, mới cũ kết hợp, vẫn chưa kịp cởi bỏ lớp áo nồng đậm hương vị Hồng Công, đã có thể bắt nhịp phương thức sinh hoạt và phẩm chất đạo đức mới, trên vùng đất nhộn nhịp ấy, làm nên giấc mộng của mình. Mặc dù kịch bản thường xuyên khiến người ta trầm trồ sáng mắt, khó bề tưởng tượng, nhưng sự chân thành được diễn tả phong phú ấy dễ dàng có thể nhìn ra.

***
Điện ảnh Hồng Công 1986-1996, giống như thưởng thức một bàn tiệc náo nhiệt, thức ăn tươi mới, món chính đáng yêu, đồ Tây tinh tế, đến dessert tráng miệng cũng ngọt ngào khó quên… Hình thức đa dạng phong phú, đủ loại phong cách cùng tồn tại, có chân thành chất phác, cũng có hoa lệ xảo mỹ, còn có vô li đầu, hài nhảm chọc cười đến điêu luyện.

Điện ảnh Hồng Công 1986-1996, giống như cuộc tình diễn ra vào thời gian đẹp nhất, kích tình tứ phía, phong phú lắm cao trào, khiến người ta không ngừng hoài niệm là ở đúng thời điểm nhất, gặp được đúng người đẹp nhất. Bởi vì, những năm tháng sau này, điện ảnh đìu hiu co ro, ảm đạm hắc ám đến bất lực, sinh khí yếu ớt. Phim điện ảnh hay, có thể lưu lại để hoài niệm từng chút, giống như mối tình đẹp xứng đáng dùng cả đời để hồi tưởng. 


Nguồn:  Review Chinese Film Vtrans

Xem thêm: Ký ức điện ảnh Hồng Kông: Thời gian đẹp nhất

 

Một suy nghĩ 1 thoughts on “1986 – 1996: Thời gian đẹp nhất của điện ảnh Hồng Kông (P.2)

  1. […] 1986 – 1996: Thời gian đẹp nhất của điện ảnh Hồng Kông (P.2) […]

    Thích

Bình luận về bài viết này