Sự sống còn của nền điện ảnh Hongkong: Bản địa hay Đại Lục? Bom tấn đắt đỏ hay Kinh phí thấp?

Điện ảnh Hongkong sẽ tiếp tục được bảo tồn nhờ những bộ phim đậm chất Hongkong như “Võ đài (2010)”, “Chị Đào (2011)”, “Đạp tuyết tầm mai (2015)”, “Hoàng Kim Hoa (2017)”. Điện ảnh Hongkong sẽ vẫn tồn tại, nhưng ánh hào quang rực rỡ năm xưa đã nhạt mất rồi.

Continue Reading

1986 – 1996: Thời gian đẹp nhất của điện ảnh Hồng Kông (P.2)

Năm 1992

1. Năm 1992, Từ Khắc thể hiện mạnh mẽ khả năng biên kịch và đạo diễn thiên tài của mình. Ông làm lại bản Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lâm Thanh Hà tạo hình cải nam trang phong lưu đường hoàng, vai diễn Đông Phương Bất Bại đi sâu vào lòng người.

tiếu ngạo giang hồ chi đông phương bất bại lâm thanh hà Continue Reading

1986 – 1996: Thời gian đẹp nhất của điện ảnh Hồng Kông

Năm 1986

1. Tháng 9 năm 1986, Lưu Đức Hoa chính thức bị công ty đóng băng, đài truyền hình phong sát anh ấy. 9 tháng liền không có việc làm, bắt đầu điên cuồng học cưỡi ngựa và đi bơi. Dưới sự cổ vũ của Lâm Tử Tường, anh bắt đầu sự nghiệp ca hát.

Nghĩ lại, nỗi khổ của thiên vương hồi trẻ chỉ có thiên vương biết, hơn nữa ai biết được thanh niên bồng bột năm xưa có thể rong ruối thịnh hành trong nhạc đàn suốt gần 20 năm?

Continue Reading

Các hoa đán của TVB

Quan Vịnh Hà

Nổi lên từ 3 nữ cảnh sát thiện xạ, Quan Vịnh Hà trở thành nữ diễn viên ăn khách nhất của TVB thời bấy giờ, với Miêu Thúy Hoa cô trở thành Thị hậu đầu tiên trong lễ trao giải của TVB. Một số phim ăn khách của chị như Miêu Thúy Hoa, Thăng Bình Công Chúa, Mỹ Vị Thiên Vương, Cuộc Chiến với lữa, Lực Lượng Phản Ứng, Tứ đại tài tử…

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh

Continue Reading

20 phim điện ảnh Hong Kong xuất sắc nhất về đề tài tội phạm (Phần 2)

REVIEW CHINESE FILM VTRANS·28 THÁNG 4 2017

10. THẦN BÀI (Vương Tinh, 1989)

THẦN BÀI (Vương Tinh, 1989)Dòng phim về cờ bạc đã nổi tiếng ở Hong Kong từ những năm 1970, nhưng chỉ đến khi bản trường ca của Vương Tinh ra đời, thể loại này mới thực sự vươn ra thế giới.

Continue Reading

20 phim điện ảnh Hong Kong xuất sắc nhất về đề tài tội phạm (Phần 1)

REVIEW CHINESE FILM VTRANS·21 THÁNG 4 2017

20. LONG HỔ PHONG VÂN ( CITY ON FIRE, Lâm Lĩnh Đông , 1987)

LONG HỔ PHONG VÂN ( CITY ON FIRE, Lâm Lĩnh Đông , 1987)

Bộ phim đạt được thành tích sáng chói những năm 80 – 90, được coi là nguồn cảm hứng cho Reservoir Dog, đến tận bây giờ vẫn được cho là kinh điển của dòng phim anh hùng đổ máu.

Continue Reading

Phim điện ảnh Hồng Kông hay nhất mọi thời đại (by LoveHKFilm.com)

Tình hình điện ảnh Hồng Kông có vẻ ảm đạm, phim ăn khách hiếm, mà phim “đỉnh cao” lại càng hiếm hơn, một phần vì thế hệ vàng 80, đầu 90 chẳng có người thay thế (Nhất đại tông sư của Vương Gia Vệ vừa công chiếu ngày hôm qua – 9/1, có lẽ đây lại là một tuyệt phẩm nữa của họ Vương, nhưng những tác phẩm kén người xem, kém doanh thu như của Vương Gia Vệ thì chưa, và có lẽ sẽ không bao giờ có thể là cứu cánh cho cả nền điện ảnh Cảng Thơm), một phần quan trọng nữa là vì điện ảnh Hồng Kông giờ đang đứng vào cái thế lỡ dở, cố gắng giữ vững bản sắc “Hồng Kông” nhưng cũng lại phải cố hòa mình vào dòng chảy điện ảnh Trung Quốc để tận dụng thị trường khổng lồ với nguồn tài chính và khán giả vô tận của người “anh cả” Đại lục.

Phim điện ảnh Hồng Kông hay nhất thập niên 2000 (by LoveHKFilm.com)

Trang LoveHKFilm.com, một trang rất uy tín về điện ảnh Hồng Kông, vừa tổ chức bình chọn 50 phim Hồng Kông hay nhất của thập niên 2000, tuy không rầm rộ và số phiếu cũng chỉ là muối bỏ bể nếu so với IMDb nhưng chất lượng cuộc bình chọn theo tôi là tương đối chính xác và tập hợp được hầu hết các bộ phim xuất sắc của nền điện ảnh tuy nhỏ nhưng rất phát triển này. Tất nhiên một số phim khá “tệ” (My Wife is 18, Flash Point) vẫn lọt vào danh sách trong khi nhiều phim tốt như các phim của nữ đạo diễn Hồ An Hoa hay thậm chí là Đầu danh trạng (The Warlords) của Trần Khả Tân dù giành Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông cho phim hay nhất lại không có mặt. Nhưng cuộc bầu chọn nào mà chẳng có sự thiên lệch nhất định, dù sao chất lượng của cuộc bầu chọn này còn chính xác hơn nhiều kết quả ở IMDb.

Continue Reading

“10 phim Hong Kong hay nhất” và “10 phim Hoa ngữ hay nhất” do Hội Phê Bình Điện Ảnh Hong Kong bình chọn năm 2010

Cuối tháng 10, 2010
Link tin gốc: http://www.douban.com/note/98055691/
Lược dịch: heobeo @ dienanh.net

Hội Phê Bình Điện Ảnh Hong Kong (Hong Kong Film Critics Society – Hương Cảng Điện Ảnh Bình Luận Luân Học Hội) thành lập vào năm 1995, nhân năm 2005 kỷ niệm 100 năm của ảnh đàn đã mời hội viên cùng bầu chọn “10 phim Hong Kong hay nhất” và “10 phim thế giới hay nhất”. Vào năm 2001 để chào mừng thế kỷ mới, hội cũng đã công bố bảng danh sách “200 tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hoa ngữ” và “10 phim Hoa ngữ hay nhất”. Đến năm 2010, 10 năm sau thềm thế kỷ mới, Hội Phê Bình lại tiến hành cuộc bình chọn. Cũng như tạp chí điện ảnh uy tín của Anh “Sight & Sound” cứ mỗi 10 năm lại bầu chọn lại top 10 phim hay nhất trong lịch sử điện ảnh để thẩm định sự trường tồn cùng thời gian của các bộ phim kinh điển, Hội Phê Bình Điện Ảnh Hong Kong vì vậy cũng bầu chọn lại 10 đề cử, đây được xem là dịp để xem xét và cập nhật lại giá trị của các tác phẩm kinh điển. Và kết quả bầu chọn là như sau:
Continue Reading

Phim điện ảnh Hồng Kông hay nhất thập niên 1990 (by LoveHKFilm.com)

Tiếp nối loạt bình chọn Phim HK hay nhất thập niên 2000, trang LoveHKFilm.com lại tiếp tục bình chọn Phim HK hay nhất thập niên 1990. Có bình chọn mới thấy chất lượng vượt trội của phim HK ở giai đoạn này so với thập niên 2000, rất nhiều phim hay và đáng nhớ, có lẽ là đáng nhớ nhất đối với nhiều người mê phim Việt Nam vì cả một thời Fafilm chỉ chuyên nhập phim điện ảnh/truyền hình của Hồng Kông.

Continue Reading

Thế hệ đạo diễn HongKong trong phong trào Làn sóng mới 1978-2000


Làn Sóng Mới Hồng Công (Hong Kong New Wave) là một phong trào điện ảnh của Hồng Công được khởi xướng từ cuối những năm 1970s đến giữa những năm 1980s, được kế tục bởi Làn Sóng Thứ Hai (Second Wave) cho đến hết những năm 1990s. Thuật ngữ “Làn Sóng Mới” vốn được sử dụng lần đầu tiên cho trào lưu điện ảnh Làn Sóng Mới của Pháp những năm 1960s. Từ đấy về sau thuật ngữ này thường dùng để chỉ hiện tượng khi một nền công nghiệp điện ảnh của một quốc gia/khu vực được kích hoạt bởi một nhóm tài năng trẻ dẫn tới sự thay đổi về định mệnh và chất lượng của nền điện ảnh ấy. Sự thay đổi này thường đem lại sức sống, sức ảnh hưởng và có sự tương tác với điện ảnh toàn cầu. Trước khi Làn Sóng Mới Hồng Công ra đời, nền điện ảnh Hồng Công để lại ấn tượng qua những bộ phim võ thuật như của Lý Tiểu Long – chú trọng vào hình thức võ thuật và các cảnh quay được dựng trong studio, hay các bộ phim chịu ảnh hưởng của hý kịch Hoàng Mai. Lớp khán giả già lưu vong vẫn ôm mối hoài niệm về cố hương là Trung Quốc Đại lục. Tuy nhiên, một lớp dân thành thị trẻ đã dần hình thành. Ở họ có sự giao thoa giữa văn hóa tinh thần cổ truyền của Trung Hoa và sự tiếp thu thẩm mỹ cũng như lối sống năng động của châu Âu, coi trọng nền kinh tế thị trường … Vào lúc đó, một lớp đạo diễn trẻ được du học từ châu Âu và Mỹ trở về cùng tham vọng chỉ ra sự khác biệt của mảnh đất Hồng Công so với phần còn lại của Hoa ngữ. Cá tính và góc nhìn cá nhân của từng tác giả cũng được nhấn mạnh và trở thành trọng tâm của quá trình sáng tạo.

Continue Reading