The Tale of the Princess Kaguya của Isao Takahata

Nếu đây là một bộ phim Việt Nam thì chắc hẳn bài hát chủ đề của nó sẽ có câu “Tôi là ai, mà còn trần gian thế? Tôi là ai mà yêu quá đời này?”

Đặt lên môi một cô thiếu nữ hiện đại bất kỳ, câu hát ấy khó lòng tránh khỏi sắc màu sến sáo. Nhưng trên môi Kaguya, một sinh linh bí ẩn, hoàn mỹ, đến từ ống tre và lớn lên như một nàng công chúa giữa sùng kính và ham muốn của người đời, đó lại là tiếng lòng chân thật nhất.the-tale-of-the-princess-kaguya-cua-isao-takahata

Continue Reading

Ám ảnh “The Hunt”

Năm 2006 khi “Casino Royale” ra mắt, bên cạnh việc háo hức (và thỏa mãn) với diễn xuất của chàng James Bond mới, không ít khán giả ngạc nhiên và tò mò về người thủ vai Le Chiffre, địch thủ của 007. Đây là vai diễn khiến Mads Mikkelsen, được khán giả ngoài biên giới Đan Mạch quê hương anh biết đến nhiều hơn cả.

Nhưng vai diễn khiến anh được nhớ tới và là cơ hội giúp anh phô diễn tài năng kiệt xuất của mình nhiều nhất, có lẽ sẽ là Lucas, người trông trẻ lặng lẽ trong “The Hunt” của Thomas Vinterberg. Vai diễn này đã mang lại cho Mads giải diễn viên nam chính xuất sắc của Liên hoan phim Cannes năm 2012.am-anh-the-hunt

Continue Reading

Giễu nhại – ngôi nhà gương của điện ảnh

Một thiếu phụ tóc vàng, mặc bộ đồ thể thao màu vàng viền đen, đứng sừng sững giữa phòng, trên tay là thanh katana đẫm máu, xung quanh la liệt xác chết. Cô là The Bride, được tạp chí Empire bình chọn là một trong 100 nhân vật điện ảnh vĩ đại nhất mọi thời đại. kill-bill-gieu-nhai

Lấy cảm hứng từ một nhân vật nổi tiếng khác – Lý Tiểu Long – mà bộ đồ vàng đen trong Tử vong du hí đã trở thành huyền thoại, The Bride là minh chứng tiêu biểu cho việc giễu nhại (parody) từ chỗ một thể loại bị coi là ngoại biên, phái sinh, đã hiên ngang bước vào dòng chính thống của điện ảnh thế giới. Continue Reading

Sát Phá Lang – “Hào khí và nhiệt huyết nam nhi là muôn đời vẫn đẹp”

Có một điều ở phim võ thuật hình như không thật sự tuân theo quy luật chung của điện ảnh chính thống: một câu chuyện bình thường, nhiều khi vẫn làm nên một phim võ thuật ra trò. Có lẽ vì một phần không nhỏ (nếu không muốn nói là lớn nhất) cái hay của phim võ thuật nằm ở những cảnh quyết đấu. Những phim vừa có câu chuyện tốt vừa có võ thuật phi phàm rất hiếm hoi, và mỗi khi chúng xuất hiện, người xem lập tức biết ngay: bộ phim này, kể từ mai, sẽ có chỗ trong “đền thiêng” của thể loại võ thuật.

Sát Phá Lang là một phim như thế.

S.P.L. ra đời trong một bối cảnh có thể nói là “người trước chẳng thấy ai, người sau thì chưa thấy.” Bước vào thập niên 2000, Lý Liên Kiệt sa sút đáng kể từ khi sang lập nghiệp ở Hollywood. Những bộ phim “made in USA” của Lý vẫn làm khán giả phương Tây thỏa mãn, nhưng lại khiến khán giả Châu Á hoang mang. Tất cả chờ đợi trong tuyệt vọng người sẽ kế tục anh để trở thành tượng đài mới của điện ảnh võ thuật. Nỗi hoang mang càng tăng thêm gấp bội trước sự ra đời và áp đảo của Ngọa hổ tàng longAnh hùng – những tác phẩm cổ xúy cho wire-fu, phát huy kỹ xảo thay vì võ thuật thực chiến.

Trong thời điểm ấy, S.P.L. xuất hiện, uy mãnh như một chiêu Kiến long tại điền của Kiều Phong, và có thể nói đã khắc vào vách đá dòng chữ: Bắc Lý (Liên Kiệt), Nam Chân (Tử Đan). Thật ra, sự ganh đua này đã nhen nhóm từ 1992, khi Chân và Lý, dưới sự chỉ đạo của Viên Hòa Bình, cũng đã tạo nên một cảnh quyết đấu kinh điển trong Hoàng Phi Hồng II. Trước S.P.L., Chân đã nổi tiếng với Thiết mã lưu (Iron Monkey) và nhiều phim khác, nhưng phải đợi đến S.P.L., vị thế không thể tranh cãi của anh trong làng điện ảnh võ thuật Hongkong mới được xác lập. Và không chỉ vậy, S.P.L. còn đánh dấu sự nổi lên của một ngôi sao mới, hứa hẹn kế tục Lý và Chân: Ngô Kinh.

Khác với phần lớn phim võ thuật, S.P.L. chỉ có duy nhất hai trường quyết đấu, song cả hai đều ác liệt tới mức làm người xem phải rùng mình. Thứ nhất là Phá Quân (Chân Tử Đan) chiến Thất Sát (Ngô Kinh), thứ hai là Phá Quân đấu Tham Lang (Hồng Kim Bảo).

Trong những cảnh giao đấu, thì giao đấu trong không gian hẹp bao giờ cũng hấp dẫn nhất, vì quyết chiến sinh tử vốn dĩ đã căng thẳng lại bị cái bức bối của không gian bóp nghẹt thêm một tầng. Và Chân Tử Đan hình như đặc biệt có duyên với những ngõ hẻm: năm 2005, tại ngõ hẻm của một tòa thành đất ngoài đại mạc, Sở Chiêu Nam của anh đã tử chiến với Phong Hỏa Liên Thành trong Thất kiếm. Lần này, ở một ngõ hẻm Hongkong, anh đối diện với sát thủ A Kiệt trong một trận ác đấu làm ta không khỏi liên tưởng đến một ngõ hẻm khác, của 13 năm trước, khi Nạp Lan Nguyên Thuật đối mặt với Hoàng Phi Hồng. Chỉ khác có một điều: khi xưa hai cao thủ dùng trường côn, một cứng một mềm, còn nay là đoản đao đấu đoản côn. Một tấc ngắn là một tấc hiểm, bọn họ lao vào nhau bằng những chiêu sát thủ, đúng tác phong “nhanh, chuẩn, độc” thường thấy ở truyện Cổ Long. Có một điều đáng chú ý là sát thủ mặc đồ toàn trắng còn cảnh sát y phục đen tuyền. Đây, phải chăng là ẩn dụ của Diệp Vĩ Tín về một thế giới hắc bạch khó phân của Hongkong thủa ấy? Cũng phải nói thêm rằng không chỉ võ nghệ phi phàm, tạo hình của Đan cũng cool đến nỗi số khán giả trầm trồ về chiếc áo da và cái cách anh cởi áo ném đi cũng không thua số người hâm mộ võ thuật của anh là mấy.

Công bằng mà nói thì cuộc chiến thứ hai, Mã Quân vs. Vương Phá có phần kém hấp dẫn hơn trận một. Phần vì Hồng Kim Bảo đã già và đã béo, bề ngoài không phải là đối thủ xứng tầm với Chân Tử Đan đang độ tráng niên. Tuổi tác và cân nặng khiến Hồng không còn đủ linh hoạt để thi triển những đòn thế phức tạp như thời đỉnh cao. Chiêu thức mà hai bên sử ra vì thế nặng về cầm nã và đấu vật, dù vẫn cực cùng hung hiểm nhưng lại thiếu đi phần đẹp mắt so với trận trước.

Thế nhưng, càng xem kỹ hai đoạn giao đấu này, người ta càng trân trọng Chân Tử Đan hơn, vì nó thể hiện những nỗ lực không mệt mỏi của anh cả trong vai trò diễn viên lẫn trên cương vị chỉ đạo võ thuật. Nhìn lại một loạt phim của Đan thời gian qua như Đạo hỏa tuyến, Diệp Vấn 1 2, Thập nguyệt vi thành, Võ hiệp… có thể thấy anh luôn không ngừng tìm tòi, thể nghiệm, chắt lọc tinh túy của các nhà các phái, từ Wushu đến Taekwondo, từ Vịnh Xuân đến quyền Thái, từ boxing đến Judo… nhằm mang đến những điều mới mẻ cho điện ảnh võ hiệp. Đây có lẽ là điều khiến Donnie mặc dù thành danh sau nhưng sẽ đứng trước Jet Li trong lòng người hâm mộ.

Nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì có lẽ S.P.L. cũng là một phim võ thuật “coi được” như rất nhiều phim khác. Nhưng, may mắn hơn rất nhiều phim khác, S.P.L. có một câu chuyện khá tốt, và chính điều đó đã làm nên sự khác biệt. Lấy bối cảnh Hongkong trước thời điểm trở về với Đại lục, bộ phim đượm một màu sắc hoài cổ như thể nhớ tiếc thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hongkong. Quả tình, S.P.L. mang âm hưởng của những Anh hùng bản sắcNhân tại giang hồ rất rõ, khi ranh giới trắng đen, thiện ác trở nên rất mơ hồ, kịch bản không phải là điều quá quan trọng và logic cũng chỉ là thứ yếu, chỉ có hào khí và bầu nhiệt huyết nam nhi là muôn đời vẫn đẹp, và vẫn làm người xem ngây ngất, đê mê.

Chính vì thế nên S.P.L. ung dung đi theo một cốt truyện đã trở thành kinh điển: cuộc đối đầu không khoan nhượng giữa cảnh sát với tội phạm; trong đó cảnh sát dù thoái hóa – ngụy tạo bằng chứng, biển thủ tang vật, bóp méo khẩu cung… – nhưng vẫn là những hán tử đầu đội trời chân đạp đất; còn tội phạm dẫu tàn độc, không từ thủ đoạn nhưng vẫn có những nét rất con người. Tuy những sát chiêu đẩy nhân vật của Diệp Vĩ Tín đến hai bờ đối nghịch của sống và chết, nhưng sâu kín trong họ vẫn chảy chung một mạch ngầm cảm xúc rất bản năng: tình phụ tử. Trần Quốc Trung săn đuổi kẻ thù vì muốn trả thù cho con, Vương Phá tàn độc vì muốn được ở bên con, Mã Quân làm cảnh sát vì muốn xứng đáng với cha mình, hai thuộc cấp của Trần chết đi cũng chỉ vì khát khao tìm lại tình phụ tử…

Mở đầu bằng một người cha chết đi để lại đứa con và kết thúc cũng bằng một người cha chết đi để lại đứa con, S.P.L., sau một trường sát kiếp, lại để lại trong lòng người xem không ít những bùi ngùi.

Vi Nhất Tiếu

TTVH & ĐÔ 8/2012

Brave: Có một Pixar đã qua đời

Suốt từ đầu năm nay, bộ máy marketing của Disney đã hoạt động hết công suất nhằm quảng bá cho bộ phim cổ tích đầu tiên, bộ phim công chúa đầu tiên và bộ phim có đạo diễn nữ đầu tiên của Pixar: “Brave”.

Trên thực tế, “Brave” rất thành công ở phòng vé, nhận được nhiều phản hồi tích cực của cả khán giả lẫn giới phê bình. Nhưng những thành công ấy, xét cho cùng, vẫn không che giấu được một sự thật đáng buồn: “Brave” đánh dấu sự lụi tàn của Pixar – studio đã 25 năm nay giữ ngôi vị độc tôn về sức sáng tạo của công nghiệp hoạt hình Mỹ.


Continue Reading

Đào thư – Một tấm lòng chất phác

Sau khi đã mệt mỏi với những “Tree of Life”, chán chường với những “Melancholia”, và ám ảnh với những “Antichrist”, đôi khi, điện ảnh cần đến một lời nhắc nhở dịu dàng, rằng…

Sau khi đã mệt mỏi với những “Tree of Life”, chán chường với những “Melancholia”, và ám ảnh với những “Antichrist”, đôi khi, điện ảnh cần đến một lời nhắc nhở dịu dàng, rằng…

Giản dị và đời thường vẫn luôn có thể là cội nguồn của cái đẹp, miễn là có một con mắt khám phá ra nó, lưu giữ nó, và đem nó đến với tất cả chúng ta. Năm 2012 này, người làm được điều ấy, có lẽ là Hứa An Hoa.

Bộ phim A Simple Life

Continue Reading

Malèna: “Nữ thần” bị chà đạp

Những người đàn bà đi qua đời tôi, ai cũng nói rằng “Hãy nhớ em!”. Người duy nhất mà tôi nhớ, đến tận bây giờ, chính là người duy nhất chưa bao giờ nói, Malèna.

Renato Amoroso kết thúc câu chuyện về nàng Mary Magdalene của mình như thế. Một cậu bé mười bốn tuổi, tên là Yêu đương (Amoroso), đem lòng mê đắm một thiếu phụ hai mươi bảy tuổi đẹp tựa Nữ thần, và có cái tên làm người ta nhớ đến người nữ ái đồ lừng danh của Chúa: Maddalena Scordia (và thật tình cờ, Monica Bellucci cũng chính là người thủ vai Magdalene trong “The Passion of the Christ”).

Continue Reading

[Review] “The Kid with a Bike”: Những vòng quay cảm xúc

13 năm trở lại đây, Jean-Pierre và Luc Dardenne đã trở thành hai tên tuổi nổi tiếng bậc nhất ở LHP Cannes. Gần như không lần nào đến đây mà họ lại ra về tay trắng. Phim của anh em nhà Dardenne là một thế giới có hấp lực mãnh liệt, đau đớn nhưng đầy chất nhân văn, trở thành một sự kiện đáng chờ đợi của Cannes. Năm 2011, họ đã không làm người xem thất vọng khi mang đến đây “The Kid with a Bike”.

Continue Reading

[Review] Khúc tráng ca của đời đặc nhiệm

Tháng 3/2012, một bộ phim Indonesia đã gây ra cơn địa chấn lớn nhất trong giới ghiền điện ảnh võ thuật kể từ Ong Bak (2003). The Raid: Redemption là sự kết hợp kỳ lạ (nếu không muốn nói là kỳ quái) của Gareth Evans, một đạo diễn trẻ người xứ Wales, và Iko Uwais, ngôi sao có gương mặt rất thư sinh của xứ Vạn đảo. Nếu Ong Bak khiến khán giả giật mình nhận ra Hongkong không còn là xứ sở độc tôn của những kiệt tác võ thuật, thì những màn cận chiến nhanh, chuẩn, độc và khốc liệt kinh người của The Raid đã thuyết phục họ rằng Tony Jaa đã có đối thủ xứng tầm ở Đông Nam Á. Mắc kẹt trong một chung cư cũ nát, sào huyệt của tên trùm xã hội đen, đội đặc nhiệm của viên cảnh sát trẻ Rama chỉ còn một lựa chọn là mở đường máu tiến lên. Và từ đấy, The Raid chỉ còn là cảnh Rama tiến lên, để lại sau lưng một con đường đẫm máu…

Continue Reading

[Review] Rome: mùa yêu đương, mùa rong chơi

Sau bốn mươi năm mải mê chinh chiến và yêu đương với cô nàng Muse có tên là Điện ảnh, gã phù thủy Manhattan, Woody Allen, muốn nghỉ ngơi bằng cách làm ra những bộ phim “rong chơi cuối trời quên lãng” về Châu Âu. Woody khởi đầu series bưu ảnh đẹp mộng mị ấy bằng Vicky Cristina Barcelona, tiếp nối là Midnight in Paris, và năm nay là To Rome with Love.

Continue Reading

[Review] Marion Cotillard (Rust and Bones) – Vẻ đẹp Pháp mê đắm

Năm 2007, nàng trở thành nữ diễn viên đầu tiên trong lịch sử đoạt cả giải César lẫn Oscar cho cùng một vai diễn. Tiếng tăm nổi như cồn, nàng liên tục xuất hiện trong các bom tấn: “Public Enemies”, “Nine”, “Inception”, “The Dark Knight Rises”… Nhưng những ai yêu mến Marion Cotillard, tự đáy lòng, vẫn nhớ về nàng trong hình hài con én nhỏ bi thương của nước Pháp. Họ hiểu rằng, nàng là nhiều hơn thế, và tài năng của nàng vượt xa những vai thứ, vai phụ mà Hollywood đưa lại cho nàng.

Continue Reading

[Review] The Teddy Bear – Chỉ đàn ông mới đem lại hạnh phúc cho nhau

Bạn sẽ làm gì khi ông bạn nối khố ở chung nhà, ngủ chung giường, xem chung ti vi, hút chung cần sa, và cùng chia sẻ nỗi-sợ-sấm suốt hai mươi bảy năm nay, một ngày kia bỗng trở thành vật cản trong mối quan hệ của bạn với một hot girl đẹp không kém gì Mila Kunis (người phụ nữ sexy nhất của GQ năm 2011 và Esquire 2012). Một câu hỏi chẳng dễ trả lời! Càng khó khăn gấp bội với John Bennett, khi bạn của anh chàng là một con gấu bông tên là (dĩ nhiên rồi) Teddy!

Continue Reading

[Review] House of Cards

House of Cards là một hiện tượng. Hiện tượng thực sự. Hiện tượng vì mấy lẽ. Thứ nhất, đã mười lăm năm kể từ West Wing, mới có một series thể loại chính trị thu hút chú ý của khán giả đến thế.  Thứ hai, bộ phim này mở đầu cho một trào lưu mới đang đe dọa thị phần của các con ngáo ộp truyền hình. Nếu như trước kia original series là độc quyền của những HBO (Game of Thrones), AMC (Breaking Bad) hay Showtime (Homeland), thì nay các dịch vụ video streaming bắt đầu lăm le chia phần chiếc bánh béo bở này. Thứ ba, HoClà original series đầu tiên của Netflix, và cũng là biểu tượng cho thành công của hãng khi đột phá vào lãnh địa tự-túc-nội-dung, truyền cảm hứng cho những đối thủ khác như Amazon Prime hay Hulu.

Continue Reading

[Review] Fargo

Năm 1996, khi mới ra đời, Fargo lập tức trở thành một instant classic. Nghĩa là toát ra mùi kinh điển từ xa một dặm. Thư viện Điện ảnh Quốc gia Mỹ quy định chỉ những bộ phim đã ra đời ít nhất mười năm – nghĩa là đã qua sự khảo nghiệm của thời gian – mới đủ tiêu chuẩn để xem xét lưu trữ, “vì giá trị tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, hoặc thẩm mỹ”. Fargo là một trong năm bộ phim hiếm hoi bước vào ngôi đền thiêng này ngay trong năm đầu tiên đủ tư cách xét duyệt.

Continue Reading

[Review] Tân Long Môn khách sạn – Túy lý khiêu đăng khán kiếm

Trong thế giới kiếm hiệp, có hai quan ải đã đi vào huyền thoại. Thứ nhất là Nhạn Môn, nơi khởi đầu và kết thúc một đời hào kiệt của Kiều Phong. Thứ hai là Long Môn, nguồn cảm hứng dồi dào của điện ảnh võ hiệp nửa thế kỷ qua.

Nếu “Long Môn khách sạn” 1967 đặc sắc vì tính nguyên bản (original), “Long Môn phi giáp” 2011 hấp dẫn vì sự đột phá trong kỹ xảo, thì “Tân Long Môn khách sạn” 1992 lại mê người vì hội tụ những gì tinh túy nhất của phim võ hiệp Hong Kong thập niên 80 và 90.

Continue Reading

[Review] Đông Tà Tây Độc – Túy sinh mộng tử

Từ lâu, “toàn sao” đã trở thành công thức quen thuộc để đảm bảo sự thành công về thương mại cho một bộ phim: Love Actually hay Ocean’s Eleven. Và gần đây nhất, Xích Bích. Tầm tầm về chất lượng, nhưng dư sức khiến khán giả choáng ngợp và no nê thỏa mãn với một bữa đại tiệc nhìn-ngắm-thần-tượng, đó là tất cả những gì những bộ phim “toàn sao” thường mang lại.
Phim của Vương Gia Vệ là ngoại lệ.
Đông Tà Tây Độc, lại là ngoại lệ trong ngoại lệ.
đông tà tây độc vương gia vệ

Film Credits hay “Tại sao tôi ngồi lại thêm năm phút?”

Định nghĩa một cách ngắn gọn nhất, film credits là danh sách những người đã tham gia thực hiện một tác phẩm điện ảnh. Một khái niệm dễ hiểu, và tưởng chừng như cực kỳ đơn giản, vốn đã trở nên rất quen thuộc với khán giả từ khi môn nghệ thuật thứ bảy mới khai sinh. Kỳ thực, có không ít chuyện có thể nói và đáng để nói về hai chữ ấy.

Những ngày hội điện ảnh

Mỗi năm có hàng trăm liên hoan phim (LHP) đều đặn diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Lớn có, nhỏ cũng có. Đình đám như Cannes. Hoa lệ như Venice. Thầm lặng như Pordenone. Náo nhiệt như Sundance. Mỗi liên hoan phim đều mang trong mình một sắc màu riêng, từ nghệ thuật, thương mại, cho đến chính trị, nhưng tất cả đã hòa quyện vào nhau để trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống điện ảnh toàn cầu.

[Review] 36 Quai de Orfèvres

Hôm nay buồn tình xem một bộ phim. Phim Pháp.
Hồi còn đi học, tôi hay đọc truyện trinh thám. Ngoài Sherlock Holmes quen thuộc, những nhân vật mà tôi ưa thích còn có Hercule Poirot, Ms. Marple của A. Christie và Maigret của Simenon. Trong số họ, ba người là thám tử tư. Duy nhất Maigret là một thanh tra cảnh sát.
Có lẽ Maigret chính là con người “thật” nhất và “đời” nhất trong số họ. Ba nhân vật còn lại đều giống nhau ở một điểm: tài năng trác tuyệt đi cùng với sự cô đơn. Phải chăng cái chức nghiệp của cuộc đời đã buộc họ phải cô đơn. Holmes chỉ có một mình, Poirot cũng vậy, và Ms. Marple cũng thế, mấy chục tuổi đầu vẫn được gọi bằng “cô”.

Khúc giai nhân ca dành tặng Lâm Thanh Hà

”Bạch phát thu minh nguyệt
Thanh phong tán hiểu hà.”
Ngồi buồn buồn, duyệt lại trong mơ hồ những thước phim của của nàng mà tôi từng biết.
Tôi có hai tri âm trong làng điện ảnh Hong Kong. Vương Gia Vệ là tri âm về ký ức. Cũng như tôi, ông trân trọng, nâng niu, đắm đuối và ám ảnh với từng phút giây hoài niệm. Còn Từ Khắc là tri âm về nhan sắc. Ông có một cái nhìn rất riêng về nhan sắc giai nhân, cái nhìn mà tôi chia sẻ tận cùng, đặc biệt là về người con gái được mệnh danh là “tâm trung chi hậu” của Từ Khắc.lâm thanh hà tiếu ngạo giang hồ chi đông phương bất bại 3