Lịch sử hình thành của giải Oscar

Oscar là lễ trao giải thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh, thông qua việc bình chọn kín của các thành viên Viện Hàn lâm để chọn ra những thành tựu đặc sắc nhất của các đạo diễn, diễn viên, biên kịch và nhiều lĩnh vực khác trong ngành điện ảnh. Với 92 lần tổ chức (tính đến thời điểm hiện tại) Oscar được xem là lễ trao giải lâu đời nhất thế giới trong ngành nghệ thuật.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, đêm, văn bản cho biết 'OSCARS'

 Lễ trao giải Oscar đầu tiên phát thanh trên radio năm 1929 và phát hình lần đầu năm 1953. Đến nay lễ trao giải giải Oscar được phát sóng trên 200 quốc gia và thu hút sự quan tâm vô cùng lớn từ truyền thông lẫn người mộ điệu.
Có một điều khác biệt của những lễ trao giải trước đây với hiện tại đó chính là người thắng cuộc được báo trước kết quả. Nhưng kể từ Oscar năm 1941, thông tin này được giữ kín tuyệt đối.

Tượng vàng Oscar có tên chính thức là “Academy Award of Merit”. Bức tượng có phần gốc bằng kim loại đen được mạ vàng và britannium, cao 34.3 cm nặng 3,856 kg. Hình dáng tượng là một hiệp sĩ cầm gươm, đứng trên một cuộn phim có năm cánh – tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm: diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và kỹ thuật viên. Kể từ lễ trao giải đầu tiên vào năm 1929 đến nay, Viện Hàn Lâm đã trao hơn 3000 tượng vàng Oscar.

 Oscar lần thứ 42 (1970) với rating 43,4%, xuất sắc vượt qua hàng loạt lễ trao giải danh tiếng khác để xưng vương lễ trao giải có lượng người xem cao nhất lịch sử theo ghi nhận của Nielsen. Thời điểm hiện tại, Oscar vẫn được đông đảo giới phê bình và báo đài quan tâm tuy nhiên lượng người xem đang có dấu hiệu giảm dần theo từng mùa giải. Cụ thể Oscar 2020 chỉ có 26,5 triệu lượt người Mỹ theo dõi – soán ngôi Oscar 2018 trước đó trở thành mùa giải có rating thấp nhất lịch sử 92 lần tổ chức.

 Những tranh cãi về việc phim hay nhất hay ai mới thật sự là nam/nữ diễn viên xuất sắc nhất đã trở thành thông lệ sau mỗi mùa Oscar. Bên cạnh những tranh cãi mang tính cảm nhận cá nhân thì vẫn có những cáo buộc về việc hội đồng bình chọn bị các chiến lược PR của những phim tranh giải che mắt, nên chỉ chú trọng đến thương mại thay vì các giá trị nhân văn mà các bộ phim mang lại. Hay việc phân biệt chủng tộc khi mùa giải 88, Oscar tẩy trắng hoàn toàn danh sách các ứng cử viên bằng cách không có bất kì người da màu nào có tên trong danh sách ứng cử khiến cho giá trị cùng tính minh bạch của lễ trao giải lâu đời này không còn “đỉnh” nhất trong mắt người xem.

 Nhìn chung, dù vẫn còn nhiều vấn đề bên lề nhưng Oscar đã có động thái lắng nghe lời nói của công chúng. Bằng chứng lễ trao giải năm nay 3 hạng mục quan trọng nhất là Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất được trao cho Parasite – bộ phim không nói tiếng Anh, một kì tích chưa từng có tiền lệ. Và dẫu cho tỉ lệ rating không còn đạt ngưỡng như mong đợi thì thương hiệu Oscar vẫn mang sức nặng trong lĩnh vực điện ảnh và hằng năm khi mùa lễ diễn ra Oscar vẫn là đề tài bàn tán hàng đầu của khán giả đam mê nghệ thuật thứ bảy.


Nguồn: #LinhLinh Mê Cine 40 phút

Xem thêm:

Bình luận về bài viết này