[Review] Sông Tô Châu

Review Chinese Film Vtrans 11 Tháng 8 2015

“Sông Tô Châu” là bộ phim làm nên tên tuổi Châu Tấn, chị đóng 2 vai Mẫu Đơn và Mỹ Mỹ. Phim sử dụng hình ảnh đơn giản nhưng độc đáo để khắc họa hai chuyện tình đầy ám ảnh.
——————————-

Ngay từ đoạn mở đầu, phim đã đem đến cho người xem cảm giác thô ráp trong từng hình khối, giọng kể chuyện lạnh như băng cất lên, bầu trời mờ tối và màu nước sông Tô Châu xanh lục, và thứ âm thanh mà tôi không thể tìm được từ nào để hình dung, cứ ung dung như muốn đưa câu chuyện gần trong gang tấc, lại như đang đẩy nó ra xa tận chân trời.

Tháng 10, năm 2005. Tôi không biết đây là cái mùa gì.

Thành phố này thời tiết lúc lạnh lúc nóng.

Trong dòng người đi lại trên đường, có những cô gái xinh đẹp mặc bộ cánh mỏng manh, hấp dẫn ánh mắt của mọi người.

Trong dòng người cũng lại có người vẫn đang mặc áo khoác bông dày, nhìn qua giống đám mây lớn hiện ra giữa hai chân.

Trong một thời tiết như vậy, xem một bộ phim như vậy.

Đã định trước sẽ không có kết quả tốt.

1.

“Hai người không quen biết ngồi cùng nhau, sau đó thì sao, sau đó, đương nhiên là yêu nhau.”
Không có nguyên nhân lãng mạn, chỉ có những kẻ lãng mạn chân chính mới hiểu được.

Giống như Mẫu Đơn.

Tuổi tác mơ hồ, hai bím tóc cao cao, nụ cười trong sáng đến mức tàn nhẫn.

Mẫu Đơn.

Mẫu Đơn là tình yêu.

Giống như thiên sứ vậy.
***

2.

“Nếu như em đi rồi, anh có tìm em giống như Mã Đạt không?”

Phụ nữ thật khờ dại, khi nàng tin tưởng vào tình yêu.

Sẽ giống như Mỹ Mỹ.

Khi nàng không tin câu chuyện tình yêu của Mã Đạt, nàng tận hưởng câu chuyện ấy.

Khi nàng đã biết đây hết thảy đều là thật, nàng lại cảm thấy tan vỡ.

Mỹ Mỹ khao khát có được tình yêu như của Mẫu Đơn.

Vì vậy Mỹ Mỹ bỏ đi.

Chúng ta có lý do để tin tưởng, Mỹ Mỹ bỏ đi, chỉ là để tìm kiếm những nỗ lực nào cho tình yêu.

Chúng ta cũng có lý do để tin rằng, Mỹ Mỹ bỏ đi, chỉ là để trốn tránh mà thôi.

Còn mảnh giấy nàng để lại, chỉ là cô ấy tự đùa với bản thân.

Mỹ Mỹ. Người phụ nữ như Mỹ Mỹ.

Ngây dại, yếu ớt, có chút thần kinh.
***

3.

Mã Đạt.

Mã Đạt dường như giống hệt cái tên của anh ấy .

Một thứ động cơ có thể chuyển động. (Mã Đạt còn gọi là Moto)

Lúc nó đang chuyển động, câu chuyện tình yêu năm xưa chính là động lực: Anh lưu lạc qua rất nhiều thành thị, ở trong thành phố này cũng không ngừng bôn ba. Anh cảm thụ cuộc sống, đồng thời tìm kiếm người yêu của mình.

Thế nhưng.

Khi không còn chuyển động, nó lại biến thành cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, biến thành nhân vật “Tôi” .
***

4

“Tôi”.

Chỉ có “tôi”, mới biết được cái gì thực sự là sinh hoạt hàng ngày.

“Tất cả đều sẽ không phải vĩnh viễn, chỉ cần tôi trở lại trên ban công cũ, câu chuyện tình yêu sẽ lại được tiếp tục, thế nhưng tôi tình nguyện làm một người nhắm mắt lại, chờ đợi tình yêu tiếp theo.”

Trong thế giới của “tôi” vốn không có Mẫu Đơn với hai bím tóc sừng bò, hay rượu Vodka.

Trong thế giới của “tôi” chỉ có Mỹ nhân ngư và Mỹ Mỹ.

“Tôi” biết, mỹ nhân ngư là giả.

Còn Mỹ Mỹ là thật.

Thế nhưng mỗi lần Mỹ Mỹ rời đi, đều có thể sẽ không bao giờ trở về nữa.

Bởi vậy “tôi” còn cần có một chiếc máy ảnh.

Để khi “tôi” làm cái gì và ở bất cứ đâu, chí ít có thể lưu lại chút hồi ức.
***

5.

Xe máy

Xe máy thành toàn cho chuyện tình của Mẫu Đơn và Mã Đạt.

Để bọn họ quen biết, hiểu nhau, yêu nhau, và cùng trở về nhà.

Xe máy và đường cái chạy dọc đến vô tận, và để các thành phố mở ra vô tận các mối liên hệ.
Trên đường cái, chuyện gì cũng có thể phát sinh.

Trong thành phố, hạng người gì bạn cũng có thể tìm thấy.

Mã Đạt có thể tìm thấy người con gái anh từng đánh mất – Mẫu Đơn.

Cũng có thể tìm thấy Mỹ Mỹ người lớn lên có dáng vẻ giống hệt Mẫu Đơn.

Kỳ thực, Mẫu Đơn và Mỹ Mỹ lớn lên có giống nhau hay không, điều này không quan trọng.

Cái then chốt chính là đường cái nối vô số thành thị liên kết lại với nhau.

Mà thành thị nối vô số con người liên kết lại với nhau.

Bởi vậy.

Cho dù Mã Đạt không gặp phải Mỹ Mỹ, rồi cũng sẽ gặp được những người phụ nữ khác.

Cho dù “tôi” không kể lại câu chuyện, cũng sẽ luôn có người kể lại câu chuyện.

Nói chung, thành phố khiến những con người khác nhau liên kết lại với nhau.

Nảy sinh ra các loại câu chuyện.
***

6

Cuối cùng.

Câu chuyện rốt cuộc vẫn chỉ là câu chuyện.

Người kể chuyện mượn lời của Mỹ Mỹ để nói ra: “Anh nói dối”

Nói cách khác, những gì người kể chuyện kể ra không hẳn hoàn toàn là sự thật.

Dĩ nhiên không phải thật.

Lại còn đem nó trở thành một câu chuyện cũ nát, khó phân biệt được thật giả ném xuống dòng sông Tô Châu, trôi nổi cùng đám rác người ta vẫn đổ ra sông mỗi ngày…
—————–
Link phim: www.phimmoi.net/phim/song-to-chau-1828/
—————–
Nguồn bài viết: http://movie.douban.com/review/1027939/

Bình luận về bài viết này